Đau mỏi cổ vai gáy thường xảy ra cùng nhau gây khó khăn trong cử động, làm ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của người bệnh. Đau mỏi cổ có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân khác biệt. Có thể kể đến như chấn thương, sai lệch trong tư thế hoặc do bệnh lý gây nên. Nắm được các nguyên nhân, triệu chứng là cách giúp bạn sớm phát hiện, có phương án điều trị phù hợp để phòng biến chứng và nguy cơ tái phát.
1. ĐAU MỎI CỔ VAI GÁY
Một dạng rối loạn thần kinh cơ, xảy ra bởi sự co cứng cục bộ, đột ngột của các cơ hoặc tổn thương xương khớp, đốt sống cổ được gọi là hội chứng đau mỏi cổ vai gáy. Từ đó, hình thành nên những cơn đau, nhức nhối và tê bì khó chịu ở vùng cổ, vai gáy.
Nó có thể xuất hiện trong thời gian ngắn hoặc kéo dài nhiều ngày. Trong một số trường hợp, tình trạng đau có thể diễn ra trong nhiều tháng, làm suy giảm khả năng vận động của người bệnh.
Bệnh có thể khởi phát đột ngột tại nhiều vị trí như: Đau cổ gáy, đau phía sau cổ, đau vai gáy bên phải. Người bệnh có thể đau cứng cổ khi ngủ dậy và gặp khó khăn trong việc vận động cổ.
2. NGUYÊN NHÂN GÂY ĐAU NHỨC CỔ VAI GÁY
Đau cổ vai gáy có thể xuất hiện do nhiều nguyên nhân tác động như
2.1 Các cơ quanh cổ vai phải chịu áp lực lớn
Trong nhiều trường hợp có thể xuất phát từ thói quen sinh hoạt sai cách, đặc thù công việc hoặc tổn thương. Nhiều trường hợp xuất hiện tình trạng căng cơ do lao động quá sức khiến các cơ quan quanh cổ vai chịu áp lực lớn gây ra đau mỏi cổ vai gáy. Cụ thể như:
- Tập luyện quá sức
Tập luyện quá sức hoặc thực hiện không đúng kỹ thuật thì lại dễ gây ra những cơn đau mỏi vai gáy. Bên cạnh đó, việc khởi động qua loa hoặc không khởi động trước khi chơi thể thao cũng là một trong những yếu tố khiến vai gáy bị nhức mỏi.
- Chấn thương
Chấn thương vùng vai gáy do tai nạn trong sinh hoạt, chơi thể thao, tai nạn giao thông, … có thể làm tổn thương dây chằng, gân, đốt sống,… Điều này gián tiếp gây nên những cơn đau nhức cổ, bả vai, lưng.
- Tính chất công việc
Những người có đặc thù công việc phải ngồi hoặc đứng quá lâu ở một tư thế khiến các cơ ở vùng cổ và bả vai bị chèn ép, gây đau nhức. Nguyên nhân là do quá trình lưu thông khí huyết ở cột sống cổ bị ảnh hưởng, dẫn tới thiếu máu nuôi dưỡng dây thần kinh.
- Hoạt động sai tư thế
Việc ngồi cong lưng, nằm gục trên bàn, nằm ngủ không trở mình,… khiến mạch máu bị chèn ép, làm cho máu ở kém lưu thông và gây đau vai cổ.
Không chỉ đơn giản là một hiện tượng đau nhức thông thường, nhức mỏi vai gáy còn có thể là dấu hiệu cảnh báo về nhiều bệnh lý xương khớp.
2.2 Thoái hóa cột sống gây đau cổ vai gáy mạn tính
Thoái hóa đốt sống cổ là một tình trạng phổ biến. Với người lớn trên 60 tuổi bị ảnh hưởng đến hơn 85%. Khi cơn đau mỏi cổ kéo dài hoặc liên tục tái phát trong nhiều tháng. Nó thường bắt nguồn từ thoái hóa khiến cột sống cổ bị hao mòn theo thời gian.
Đây là cũng là một trong những nguyên nhân gây đau cổ vai gáy thường gặp. Khi bị thoái hóa cột sống cổ, các gai xương sẽ xuất hiện và chèn ép dây thần kinh ở vai gáy gây đau đớn, nhức mỏi. Triệu chứng điển hình là cảm giác cứng cổ, đau mỏi gáy mỗi khi thức dậy. Độ tuổi hay bị thoái hóa thường là tuổi trung niên (trên 40 tuổi).
2.3 Do vôi hóa cột sống
Canxi lắng đọng tại các dây chằng bám vào thân đốt sống, đĩa sụn hay mấu ngang của cột sống, khiến cột sống bị vôi hóa và phát triển thành gai xương. Các chồi xương này chèn ép rễ thần kinh trong ống sống hay trong lỗ liên hợp dẫn tới đau cổ, vai gáy và gây khó khăn trong vận động hằng ngày.
3.4 Rối loạn chức năng khớp, dây thần kinh gây mỏi cổ vai gáy
Một số rối loạn tại khớp và các dây thần kinh có thể là nguyên nhân khiến cổ vai gáy bị đau:
- Rối loạn chức năng thần kinh
Khi các dây thần kinh vùng vai gáy bị kéo giãn quá mức sẽ gây nên những cơn đau mỏi. Lúc này, người bệnh sẽ cảm thấy mệt mỏi, khó ngủ, không thể tập trung làm việc và dễ xúc động.
- Rối loạn khớp bả vai lồng ngực
Đây là nguyên nhân đau gáy cổ thường gặp ở đối tượng như: nhân viên văn phòng, thợ may, lái xe,… phải ngồi liên tục trong nhiều giờ khiến các cơ bị căng giãn quá mức, gây đau mỏi bên trong bả vai, sau gáy, lưng.
Trong giai đoạn nặng, người bệnh khó thực hiện các động tác như: không thể cúi đầu, xoay cổ sang trái hoặc phải…
3.5 Nguyên nhân khác
Tình trạng nhức mỏi cổ vai gáy cũng có thể xuất phát từ một số nguyên nhân như sau: nhiễm phong hàn, thiếu dinh dưỡng, do thời tiết thay đổi,…
4. ĐIỀU TRỊ ĐAU MỎI VAI GÁY
Đau vai gáy có thể được điều trị bằng thuốc, phẫu thuật, vật lý trị liệu,… kết hợp chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Vật lý trị liệu giảm đau mỏi vai gáy
Để cải thiện các cơn đau, có thể áp dụng một số phương pháp vật lý trị liệu như sau:
- Chườm lạnh hoặc nóng: Chườm lạnh giúp giảm sưng. Chườm nóng giúp tăng cường lưu thông máu, thư giãn cơ. Khi kết hợp cả hai giúp kết quả tốt hơn
- Xoa bóp, massage: Hỗ trợ thư giãn, giảm căng cơ hiệu quả.
- Điện trị liệu giảm đau: Sử dụng các thiết bị đặc biệt đưa dòng điện đến khu vực đau đớn.
- Liệu pháp sóng siêu âm: Thông qua thiết bị siêu âm cầm tay, dẫn truyền sóng âm cường độ cao vào các mô dưới da, giúp làm ấm, thư giãn cơ và làm giảm đau nhức.
Tùy thuộc vào tình trạng của người bệnh, các chuyên gia vật lý trị liệu sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp.
7.4 Bài tập hỗ trợ giảm đau cổ vai gáy
Người bệnh có thể thử các bài tập kéo giãn để giảm đau cổ và vai, giúp các cơ được thư giãn, thoải mái hơn.
Bài tập căng cổ
- Ngồi ở tư thế thoải mái.
- Ngửa đầu về phía trước chạm cằm vào ngực. Duy trì tư thế này từ 5-10 giây.
- Từ từ ngửa cổ ra phía sau, nhìn lên trần nhà. Giữ tư thế khoảng 10 giây.
- Xoay đầu qua trái sao cho đầu chạm vai, giữ nguyên tư thế trong 10 giây.
- Làm tương tự với bên còn lại.
Động tác căng cơ vai
- Đứng quay mặt vào tường và co cánh tay lên bằng khuỷu tay, tạo thành một góc vuông.
- Quay đầu sang bên đối diện và uốn cong đầu cho đến khi cảm thấy căng nhẹ ở cổ và lưng. Giữ trong 5 -10 giây.
- Lặp lại với bên còn lại.
Trên đây là những thông tin tổng quan về chứng đau vai gáy cũng như cách điều trị, phòng tránh hiệu quả. Ngoài ra bạn có thể đến với Zen để tận hưởng dịch vụ trị liệu cổ vai gáy nhé!